Bố mẹ có thể làm gì trước khi đưa con đi đánh giá, chẩn đoán? (phần 1)
Phần 1 – Những hoạt động mà bố mẹ có thể làm với con.
Khi con có những biểu hiện bất thường, khác so với anh chị em, trẻ con hàng xóm… bố mẹ sẽ khá băn khoăn, lo lắng. Những biểu hiện mà bố mẹ, ông bà thường nhận thấy ở con là chậm nói, ít chú ý đến người khác, khi người lớn dạy nói hoặc dạy chơi thì trẻ không để ý hoặc lảng tránh, có những trẻ lại quá hiếu động nghịch ngợm, không thể ngồi yên, không nhìn mắt, v.v.

Bố mẹ có thể làm gì trước khi đưa con đi đánh giá, chẩn đoán? (phần 1) Phần 1 – Những hoạt động mà bố mẹ có thể làm với con.
Khi con có những biểu hiện bất thường, khác so với anh chị em, trẻ con hàng xóm… bố mẹ sẽ khá băn khoăn, lo lắng. Những biểu hiện mà bố mẹ, ông bà thường nhận thấy ở con là chậm nói, ít chú ý đến người khác, khi người lớn dạy nói hoặc dạy chơi thì trẻ không để ý hoặc lảng tránh, có những trẻ lại quá hiếu động nghịch ngợm, không thể ngồi yên, không nhìn mắt, v.v.
Trong thời gian chờ đợi đến lịch đánh giá, hoặc thu xếp thời gian của bố mẹ và con đi đánh giá, ngoài việc ngồi lo lắng hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng (mà nhiều khi sai lệch), bố mẹ có thể cùng làm với con một số hoạt động được liệt kê dưới đây. Những hoạt động này sẽ giúp việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn của người đánh giá nhanh gọn hơn và chính xác hơn.
Trong lĩnh vực giao tiếp, bố mẹ có thể thử:
- Gọi tên con cho đến 3 lần xem con có quay lại không. Lưu ý gọi trong những tình huống khác nhau như khi trẻ đang xem tivi, đang chơi đồ chơi hoặc khi không làm gì. Gọi từ âm lượng trung bình cho đến âm lượng lớn. Nếu gọi không quay lại thì nói gì đó xem trẻ có chú đến bố mẹ không.
- Yêu cầu trẻ làm gì đó, trước hết là một mệnh lệnh, ví dụ “Đưa mẹ cái chìa khóa”, sau đó là 2 mệnh lệnh liên tiếp nhau, ví dụ “Con đặt cái điều khiển lên trên bàn và cất đồ chơi vào tủ”, và rồi thử 3 mệnh lệnh.
- Mua 1 cuốn truyện tranh hoặc truyện rất ít chữ, cùng đọc với con và để ý xem con tập trung được bao lâu.
- Đếm xem con nói được khoảng bao nhiêu từ đơn có ý nghĩa và đúng tình huống (nếu trẻ chỉ đang nói từ đơn), nếu nói được câu dài rồi thì câu có bao nhiêu từ, có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.. và các thành phần bổ trợ khác không?
- Trẻ có thể hỏi những câu như thế nào? Có thể kể về những trải nghiệm đã qua? Có thể miêu tả hoặc nói về những thứ phức tạp, trừu tượng, hoặc mang tính nội tâm không?
Trong lĩnh vực vận động thô (vận động toàn thân), bố mẹ có thể thử:
- Quan sát xem con đi cầu thang như thế nào, có cần dắt không, có cần bám vịn không, trẻ có thể đi lên hoặc đi xuống không?
- Có thể đá quả bóng bằng chân, ném bằng tay, bắt bóng bằng tay, ném quả bóng nhỏ quá vai không?
- Có thể đứng bằng một chân trong 1 giây, 5 giây, 10 giây?
- Có thể đi kiễng chân, đi giật lùi, nhảy cả hai chân lên cùng một lúc, nhảy chân sáo?
- Có thể trèo cầu thang ở các khu vui chơi?
- Có thể đi xe đạp loại nào, 3 bánh, 2 bánh, đi được khoảng bao nhiêu km?
Trong lĩnh vực vận động tinh (vận động của bàn tay, ngón tay, kết hợp tay-mắt), bố mẹ có thể thử:
- Xếp các khối gỗ vuông kích thước 2cm chồng lên nhau xem tối đa bao nhiêu khối?
- Xếp các khối gỗ vuông thành hàng hang và yêu cầu trẻ bắt chước theo;
- Tô màu hình đơn giản, phức tạp; vẽ người; cắt bằng kéo;
- Bóc bang dính và dán;
Trong lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày:
- Thử xem trẻ có biết tránh hoặc cẩn thận với đồ nguy cơ như dao kéo, bếp lửa, ấm điện, phích nước sôi;
- Thử xem trẻ có thể bật máy tính cá nhân, bật chương trình hoặc trang web để chơi không;
- Thử trẻ có biết tự cất đồ chơi, đồ dùng của mình; hoặc cất sau khi được yêu cầu;
Trong lĩnh vực xã hội hóa:
- Để ý xem trẻ phản ứng thế nào khi thấy người lạ, thấy trẻ em khác cùng tuổi?
- Để ý xem trẻ có biểu hiện rủ bạn khác cùng chơi không, có thể chơi cùng trẻ khác, có thể chơi hợp tác đồ gì đó không.
- Trẻ có biết chia sẻ cảm xúc với người xung quanh, phản ứng thế nào khi thấy người lạ, vật lạ, điều gì đó rất hứng thú…?
Trong lĩnh vực kỹ năng nhận thức, bắt chước, giải quyết vấn đề:
- Trẻ có thể xếp hình với tối đa bao nhiêu miếng ghép?
- Trẻ có thể bắt chước bạn những hành động phức tạp ở mức độ nào? Sau bao lâu trẻ vẫn có thể nhớ và bắt chước?
- Khi cần lấy cái gì đó, trẻ thường làm thế nào? Nếu vật ở trên cao, không với tới, hoặc trẻ không tự làm được, trẻ yêu cầu giúp đỡ như thế nào, hoặc tự giải quyết như thế nào?
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển