Hừng Đông, cùng hiểu về khủng hoảng tâm lý ở lứa tuổi sinh viên

Ngày 9-10-2024
Giai đoạn sinh viên được xem là những người đang trong giai đoạn chuẩn bị về tri thức và hoàn thiện nhân cách để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp ở một lĩnh vực nhất định của xã hội.

 1. Khủng hoảng tâm lý là gì?

          Khủng hoảng tâm lý là trạng thái mất thăng bằng về hoạt động cảm xúc và lý trí khi một người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, không lường trước. Khủng hoảng thường là những sự kiện có yếu tố ảnh hưởng lớn tới cá nhân, gây nguy hại. Cũng có thể là đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển có độ thách thức cao, hoặc trong xuyên suốt một khoảng thời gian dài của cá nhân đó trong một trạng thái như căng thẳng, stress, áp lực… mà không được giải quyết. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo từng cơn, trong khoảng thời gian ngắn.

          Khủng hoảng tâm lý có thể xảy đến bất kì lúc nào, chúng tác động trực tiếp tới cuộc sống, sức khỏe, việc làm, học tập... của con người. Lứa tuổi thanh thiếu niên là nhóm bị tác động mạnh mẽ.

        Giai đoạn sinh viên được xem là những người đang trong giai đoạn chuẩn bị về tri thức và hoàn thiện nhân cách để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp ở một lĩnh vực nhất định của xã hội. Họ là những thanh niên ở lứa tuổi 18- 25, tích cực, năng động, đang có những thay đổi về mặt tâm sinh lý và nhạy cảm với những thay đổi của xã hội nhưng cũng dễ thích nghi với sự thay đổi đó.

2. Đặc điểm tâm lý tuổi sinh viên

        Một số đặc điểm cơ bản của sinh viên có thể nói đến đó là sự phát triển đỉnh cao về thể chất bao gồm sức mạnh, sức bền và dẻo dai. hoạt động thần kinh của sinh viên lúc này đang trong giai đoạn sung mãn nhất giúp cho sinh viên có thể lĩnh hội các tri thức ở mức độ chuyên sâu.

       Bản chất của hoạt động học tập ở các trường đại học, cao đẳng là để sinh viên học ngành nghề hướng tới mục đích sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đó. cùng với nhận thức, hoạt động này còn yêu cầu phối hợp nhiều thao tác tư duy như phân tích, lập luận, khái quát hóa và trừu tượng hóa…việc này góp phần tạo ra những căng thẳng, mệt mỏi cho sinh viên.

       Ở độ tuổi này, sự tự đánh giá về ý thức cũng được phát triển mạnh mẽ. Đối với sinh viên, sự tự ý thức này chính là mầm mống tạo nên tự trọng của chính mình. từ đó sinh viên đánh giá toàn diện và hoàn thiện nhân cách của mình cũng như tạo nên những nét riêng của bản thân để tự khẳng định mình.

        Trong giai đoạn tuổi sinh viên, không thể không nói đến sự phát triển tích cực về tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm đạo đức. những tình cảm này được biểu hiện rất phong phú trong quá trình học tập và trong mối quan hệ xã hội của họ.

        Cuối cùng, độ tuổi này phát triển rõ rệt về động cơ học tập, đối với sinh viên động cơ học tập bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau: tình cảm, thế giới quan, định hướng giá trị.

3. Biểu hiện khi sinh viên gặp khủng hoảng tâm lý?

Về cơ thể

  • Nhịp tim nhanh
  • Đau đầu
  • Tăng huyết áp
  • Cảm thấy khó chịu ở ngực

Về Nhận thức

  • Cảm thấy không chắc chắn về tương lai
  • Không có ý tưởng gì cho vấn đề của mình
  • Khó khăn trong nhận thức về mọi thứ xung quanh
  • Không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống
  • Khó khăn trong việc kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực
  • Mất tập trung, hay nhầm lẫn

Về Cảm xúc

  • Khó kiểm soát cảm xúc
  • Thấy sốc về tình huống nào đó
  • Dễ bị tổn thương
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Cảm thấy vô vọng, buồn bã
  • Cảm thấy sợ hãi về một điều gì đó
  • Cảm thấy lo lắng, dễ tức giận
  • Cảm thấy thất vọng về bản thân
  • Cảm thấy bất lực, chán nản

Về Hành vi

  • Không muốn tiếp xúc với người khác
  • Có những hành vi gây hấn: cãi nhau, tấn công người khác
  • Thu mình
  • Không đủ tự tin để làm việc
  • Các hành vi lệch chuẩn chống đối xã hội
  • Ném, đập phá đồ đạc

Các yếu tố nguy cơ và sự kiện gây khủng hoảng tâm lý cho sinh viên

  • Kinh tế/ tài chính (vay nợ nhiều, không đủ tiền đóng học, sinh hoạt, chi tiêu..)
  • Các vấn đề xoay quanh gia đình (Bệnh tật, kinh tế..)
  • Các mối quan hệ xã hội (tình bạn, tình yêu..)
  • Sự kì vọng vào bản thân
  • Tự áp lực với chính bản thân

Hệ quả của khủng hoảng tâm lý?

  • Làm thay đổi hệ thống giá trị cá nhân: Thúc đẩy những hành vi phạm pháp, những nhận thức lệch chuẩn
  • Khủng hoảng tâm lý có thể khiến sinh viên có những hành vi tiêu cực: lạm dụng chất kích thích, tự làm đau bản thân
  • Gây khó khăn trong việc học tập do mất tập trung
  • Các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng, dễ mâu thuẫn với người thân
  • Ảnh hưởng tới giấc ngủ và bữa ăn, làm cơ thể suy kiệt
  • Hơn nữa, nếu không có những biện pháp ứng phó kịp thời, khủng hoảng tâm lý ở sinh viên sẽ dẫn đến các rối nhiễu tâm lí như lo âu, trầm cảm, loạn thần…

Một số biện pháp ứng phó với khủng hoảng tâm lý ở sinh viên

  • Nhận biết và chấp nhận cảm xúc: Cần nhận biết và chấp nhận cảm xúc của mình. Đôi khi, việc chứng kiến cảm xúc một cách rõ ràng và không phán xét chúng có thể giúp chúng ta tiếp tục tiến lên.
  • Tạo ra một kế hoạch hành động: Xác định những điều cụ thể mà bạn có thể làm để cải thiện tình hình. Điều này có thể bao gồm việc xác định nguyên nhân của cảm xúc tiêu cực và tìm ra các bước cụ thể để giải quyết chúng.
  • Thực hành self-care: Dành thời gian cho bản thân và chăm sóc tinh thần của mình. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, thiền, hoặc tập thể dục, cũng như việc tạo ra thời gian để làm những điều bạn thích. 
  • Thiết lập mục tiêu nhỏ: Chia nhỏ mục tiêu lớn thành các bước nhỏ hơn và tiến triển từng bước một. Việc đạt được những thành tựu nhỏ có thể giúp tăng cường sự tự tin và khích lệ bạn tiếp tục nỗ lực.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Đừng ngần ngại xin giúp đỡ từ bạn bè, gia đình, hoặc các chuyên gia tâm lý. Họ có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết và các góc nhìn khác nhau về tình huống của bạn.
  • Hãy là một người bạn với bản thân: Hãy lắng nghe và đối xử với bản thân của mình như bạn đối xử với một người bạn thân. Đôi khi, việc tạo ra một môi trường đầy đủ lòng tôn trọng và tự yêu thương có thể giúp bạn vượt qua khủng hoảng tâm lý.
  • Hãy kiên nhẫn với bản thân: Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra như ý muốn. Hãy nhớ rằng quá trình vượt qua khủng hoảng tâm lý có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên định.
  • Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ: Tìm hiểu về các dịch vụ hỗ trợ tâm lý có sẵn trên trường đại học hoặc trong cộng đồng. Đôi khi, việc được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và tìm ra cách để vượt qua chúng.

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Huyền

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Chịu trách nhiệm nội dung: ThS Vũ Văn Thuấn

 

Tin liên quan

Tin đã đăng