Hừng Đông cùng tìm hiểu về triệu chứng và các mức độ trầm cảm ở Vị thành niên

Rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên cũng có những điểm khác biệt so với rối loạn trầm cảm ở tuổi trưởng thành. Sự khác biệt ấy được thể hiện qua những đặc điểm sau:
- Dễ cáu gắt (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi
cáu, cơn tức giận bộc phát, mất ngủ, phần nàn về triệu chứng cơ thể) và rất nhạy
cảm với sự từ chối (nhận thức sai lệch hoặc chỉ trích) dẫn đến những khó khăn
trong việc duy trì các mối quan hệ giảm sút kết quả học tập. Một vài đặc điểm
mà bố mẹ có thể thấy ở trẻ vị thành niên như: với bố mẹ trẻ dễ dàng cáu gắt,
tranh luận, cãi vã với bố mẹ.
- Cảm thấy vô dụng hay không có giá trị:
Khi ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, chẳng có giá trị
nào, thường nói mình cảm thấy vô dụng thì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hướng
tới thế giới trầm cảm. Đặc biệt là đối với giai đoạn vị thành niên trẻ sẽ có cảm
giác thất vọng. vô dụng bản thân mình không bằng bạn bằng bè, không làm được những
thứ như bạn bè và đặc biệt hơn là sẽ không chia sẻ những điều này đối với phụ
huynh và khiến phụ huynh khó có thể gần gũi và hiểu vấn đề của trẻ khi mới khởi
phát.
- Cảm thấy buồn mà không có lý do: Người lớn
khi thấy trẻ có sự ảm đảm, trầm lắng mà không có lý do chính đáng. Tần suất xảy
ra ngày một thường xuyên. Những nỗi buồn này nó xuất hiện mà không có một lý do
nào và chính trẻ cũng không thể mô tả cho chúng ta tại sao trẻ lại buồn.
- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường trong nhiều trường hợp trẻ có thể gặp ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, trẻ thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc nửa đêm và sáng sớm.
- Rối loạn ăn uống: Thường nổi bật là cảm
giác chán ăn, không có hứng thú ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ
bị giảm cân. Tuy nhiên, có thể ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến
tăng cân.
- Mất hứng thú trong công việc, sở thích:
Khi thấy trẻ chỉ ngồi yên mà không có biểu hiện quan tâm đến bất kỳ hoạt động
chúng từng thích trước đó. Mất hứng thú và rút khỏi hoạt động yêu thích chứng tỏ
đang có một cái gì đó gây phiền toái chúng. Kết quả học tập giảm sút không muốn
đi học, từ chối học.
Đối với trẻ vị thành niên trầm cảm, các triệu chứng trên có thể bị ẩn nấp, khó nhận ra. Thay vào đó, trẻ hay có xu hướng chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Trẻ sẽ có những hành vi phản kháng lại những hành động mà cha mẹ đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hành động, cử chỉ thì sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin. Biểu hiện đó khiến trẻ bị hiểu lầm là “sự nổi loạn của lứa tuổi ẩm ương”.
Các mức độ trầm cảm ở vị thành niên
- Trầm cảm nhẹ: các triệu chứng làm suy giảm chức năng nhẹ.
- Trầm cảm vừa: các triệu chứng trầm cảm có ảnh hưởng đến chức năng cơ thể nhẹ hoặc nặng.
- Trầm cảm nặng: có hầu hết tất cả các triệu chứng trầm cảm, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động, đời sống, công việc, học tập và sức khỏe.
Các triệu chứng có mối liên quan chặt chẽ với mức độ suy giảm chức năng cơ thể, hoạt động ăn, uống, ngủ, độ tập trung.
Quy ước theo thời gian, bệnh trầm cảm cũng được chia theo mức độ bệnh.
Cấp tính: có triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng từ 2 tuần đến dưới 2 năm.
Mãn tính: triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng kéo dài hơn 2 năm. Trên thực tế, tốt nhất nên xem xét thời gian cụ thể và mức độ kéo dài của các triệu chứng với từng cá nhân cùng mức độ nghiêm trọng của nó.
Tác giả bài viết: ThS Nguyễn Như Mạnh
Chịu trách nhiệm nội dung: ThS Vũ Văn Thuấn
Điện thoại: 0918574123
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển