Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
Có thể thấy rằng trong một số trường hợp, trêu chọc có thể là một cách giao tiếp hài hước, giúp gắn kết mối quan hệ giữa các học sinh. Những câu nói đùa vui vẻ, không có ý xúc phạm hay làm tổn thương người khác, thường mang đến tiếng cười và sự thoải mái nhưng bên cạnh đó, khi trêu chọc vượt quá giới hạn, nó có thể trở thành một hành vi gây tổn thương.

Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
Trẻ thường bị trêu chọc vào những thời điểm sau:
- Khi có đặc điểm khiếm khuyết về cơ thể: Trẻ em có thể bị trêu chọc nếu có ngoại hình khác biệt so với bạn bè như thân hình quá béo, quá gầy, hoặc các đặc điểm như mụn, vết sẹo hay hình dáng khuôn mặt khác biệt.
- Khi nói hoặc viết khác biệt: Trẻ bị trêu chọc khi phát âm sai, nói tiếng địa phương hoặc giọng khác biệt, hoặc gặp khó khăn trong việc viết hoặc đọc.
- Khi có sở thích khác biệt: Trẻ có thể bị trêu chọc nếu chúng thích những thứ không phổ biến như các môn học khác biệt, sở thích riêng (chẳng hạn như thích xem hoạt hình, thích chơi đồ chơi nữ tính/nam tính trong các nhóm không phù hợp).
- Khi thiếu sự tự tin, thu mình: Trẻ có thể trở thành mục tiêu của sự trêu chọc khi chúng tỏ ra thiếu tự tin hoặc dễ bị tổn thương.
- Khi có vấn đề về gia đình hoặc xã hội: Trẻ em có thể bị trêu chọc nếu có vấn đề gia đình (ly hôn, nghèo khó, bố mẹ không sống cùng) hoặc nếu trẻ có một tình huống xã hội đặc biệt (ví dụ: sống trong một cộng đồng xa lạ hoặc ít người bạn).
- Khi bị rối loạn tâm lý hoặc thần kinh: Trẻ em có thể bị trêu chọc nếu có các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như lo âu, tự kỷ, hoặc ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý).
Những lời chế giễu về ngoại hình, giọng nói, học lực hay hoàn cảnh gia đình có thể khiến người bị trêu chọc cảm thấy tự ti, cô lập và thậm chí dẫn đến căng thẳng tâm lý nghiêm trọng. Đặc biệt, trong thời đại mạng xã hội phát triển, trêu chọc không chỉ dừng lại trong lớp học mà còn lan rộng trên không gian mạng, làm tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực.
Phân loại giữa trêu chọc thông thường và trêu chọc tổn thương:

Trong một số tình huống, trêu trọc có thể mang tính chất đùa giỡn, vui vẻ nhưng ngược lại, nếu nó tác động tiêu cực đến cảm xúc và tâm lý của người khác, đặc biệt là khi liên tục xảy ra, thì nó có thể trở thành hành vi tổn thương, và cần phải được ngừng lại hoặc can thiệp kịp thời.
Ảnh hưởng tiêu cực của việc bị trêu trọc thái quá
Khi bị trêu chọc liên tục và quá trớn, học sinh có thể gặp phải các vấn đề tâm lý như:
- Mất tự tin: Cảm giác bị đánh giá và chế giễu có thể khiến học sinh tự ti về bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân
- Căng thẳng, lo âu, trầm cảm: Những tổn thương tinh thần do bị trêu chọc có thể khiến học sinh rơi vào trạng thái buồn bã, lo lắng kéo dài, thậm chí là trầm cảm
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Khi tâm lý không ổn định, học sinh sẽ khó tập trung vào việc học, dẫn đến kết quả học tập sa sút
- Tác động tiêu cực đến quan hệ xã hội: Nạn nhân của các cuộc trêu chọc quá đà có thể trở nên thu mình, tránh giao tiếp và khó hòa nhập với bạn bè
- Hành vi tiêu cực: Tự làm tổn thương bản thân, cảm giác mệt mỏi, ốm yếu, các triệu chứng về cơ thể như đau đầu, đau bụng,….mà nguyên nhân chủ yếu do căng thẳng tâm lý
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Ăn quá ít, ăn quá nhiều, bỏ bữa, rối loạn ăn uống
- Né tránh tham gia các hoạt động học tập, tập thể: Không tham gia các hoạt động nhóm, học nhóm, từ chối phát biểu, từ chối tham gia các buổi ngoại khoá của trường lớp

Một số kỹ năng đối phó với trêu chọc học đường
- Giữ bình tĩnh và không phản ứng quá mức: Không tỏ ra tức giận hoặc quá bận tâm, vì điều đó có thể khiến người trêu chọc cảm thấy thành công. Thay vào đó, hãy tỏ ra bình thản hoặc lảng tránh để họ mất hứng thú
- Sử dụng sự hài hước: Một câu trả lời hài hước hoặc thái độ vui vẻ có thể giúp giảm căng thẳng và làm mất đi ý nghĩa tiêu cực của sự trêu chọc
- Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè: Khi có nhóm bạn đáng tin cậy bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và giảm nguy cơ bị trêu chọc
- Thể hiện sự tự tin: Đi đứng, nói chuyện dứt khoát và mạnh mẽ sẽ giúp bạn không trở thành mục tiêu dễ bị bắt nạt
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn: Nếu tình huống trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy nhờ giáo viên, phụ huynh hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời
- Sử dụng sự hài hước: Một câu trả lời hài hước hoặc thái độ vui vẻ có thể giúp giảm căng thẳng và làm mất đi ý nghĩa tiêu cực của sự trêu chọc
- Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè: Khi có nhóm bạn đáng tin cậy bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và giảm nguy cơ bị trêu chọc
- Thể hiện sự tự tin: Đi đứng, nói chuyện dứt khoát và mạnh mẽ sẽ giúp bạn không trở thành mục tiêu dễ bị bắt nạt
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn: Nếu tình huống trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy nhờ giáo viên, phụ huynh hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời
Kết luận
Kỹ năng ứng phó trước tình huống trêu chọc học đường là trong các một trong các kỹ năng quan trọng giúp ích cho học sinh rất nhiều trong cuộc sống. Vậy nên việc cố gắng học tập, rèn luyện kỹ năng mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm xây dựng một môi trường học đường tích cực, nơi mà mọi học sinh đều cảm thấy an toàn và được tôn trọng. Hãy biến những lời nói đùa thành niềm vui chứ không phải nỗi đau!
Kỹ năng ứng phó trước tình huống trêu chọc học đường là trong các một trong các kỹ năng quan trọng giúp ích cho học sinh rất nhiều trong cuộc sống. Vậy nên việc cố gắng học tập, rèn luyện kỹ năng mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm xây dựng một môi trường học đường tích cực, nơi mà mọi học sinh đều cảm thấy an toàn và được tôn trọng. Hãy biến những lời nói đùa thành niềm vui chứ không phải nỗi đau!
Tác giả bài viết
Nguyễn Thế Quỳnh
Giáo viên lớp kỹ năng xã hội
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển