5 năm một chặng đường, đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ rối loạn phát triển

Ngày 14-5-2021
Triết lý của chúng tôi là tin tưởng vào khoa học và niềm tin rằng trẻ sẽ tiến bộ đồng thời nhóm luôn kiên định với mục tiêu và lấy Sologan “Kỹ năng xã hội như mái chèo lái chiếc thuyền ra khơi”, 

Kỹ năng xã hội (KNXH) là một trong những điều kiện tiên quyết để mỗi cá nhân có thể sống, lao động, học tập và hòa nhập xã hội nhằm phát huy tối đa khả năng của bản thân.

Ở từng giai đoạn phát triển, chúng ta mong mỗi trẻ thực hiện được các KNXH ở mức độ phù hợp trong từng tình huống khác nhau. Trẻ rối loạn phát triển (RLPT) bao gồm các dạng thường gặp như rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn giao tiếp, rối loạn học tập đặc hiệu, rối loạn vận động. Những trẻ này hiện nay thường được phát hiện sớm và việc hỗ trợ các em là một trong những khía cạnh được cộng đồng, xã hội, đặc biệt là gia đình của trẻ rất quan tâm.

Trẻ rối loạn phát triển thường gặp khó khăn trong việc tự học hỏi và phát triển các KNXH cần thiết, chính vì vậy các em gặp nhiều trở ngại trong học tập và cuộc sống. Thấu hiểu những khó khăn và nhu cầu thực tế, lớp kỹ năng xã hội của Trung tâm Hừng Đông đã ra đời. Tính đến nay, lớp đã trả qua 5 năm hoạt động. Đặt viên gạch đầu cho nền móng của nhóm kỹ năng xã hội hiện tại tại trung tâm Hừng Đông là thầy Thuấn, hiện đang công tác tại BV Tâm Thần TW1, người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc với trẻ RLPT đồng thời  là người có chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản về kẽ năng xã hội. 

Những năm đầu, thầy Thuấn cùng nhóm 3 trẻ đồng hành, rồi team kỹ năng dần phát triển để tạo thành 4 nhóm, bao gồm 4 giáo viên chính và 5 trợ giảng, số lớp kỹ năng đến nay cũng đã phát triển là 8 lớp ở độ tuổi từ độ tuổi lớp tiền tiểu học đến lớp đại học với khoảng ~ 60 học sinh và hơn 1.800h trẻ lên lớp. Giáo viên và trợ giảng lớp kỹ năng đều là những người tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý, GDĐB, CTXH, có kinh nghiệm làm việc với trẻ RLPT và được đào tạo về KNXH. 

Với mỗi trẻ khi đến với lớp kỹ năng luôn thấy được rằng đó là thời gian thư thái, phút giây được thư giãn nhất của mình và cảm được rằng đây là nơi thuộc về mình. Phụ huynh của TA đã nói khi sinh nhật, cháu nói “chỉ tổ chức ở lớp Hừng Đông thôi, vì đó mới là các bạn của con”. Hay như ĐH nói “em thấy đến đây em mới được là chính mình, ở ngoài kia mọi người toàn chê và cười em thôi”. Ba NA thì nói “vì lý do bất khả kháng phải nghỉ một ngày thôi mà viện đủ cớ con mới chịu nghỉ đó thầy ạ”. Với mỗi bố mẹ, các kỹ năng tiến bộ của con còn là niềm vui và giây phút được dễ chịu trong mình mẹ của ĐM “nghe lời thầy, chị cho con đi Grab và giờ chị được tập YOGA tuần 2 buổi vào ngày con đến lớp, vậy là con được vui mẹ lại thấy mình trẻ lại”….với bao sự kỳ vọng và từng ánh mắt hạnh phúc càng làm quyết tâm của các thầy cô tại nhóm kỹ năng như bùng thêm ý chí rằng hãy cứ bước tiếp và kiên định với con đường chúng ta đang đi, vì nơi đó có hạnh phúc và sự tự hào cho hành động của mỗi chúng ta đối với lĩnh vực trẻ rối loạn phát triển trong đó có trẻ và phụ huynh.

Tuy nhiên, cũng không những rắc rối mà các thầy cô cùng gặp phải trong quá trình đó như: việc sử dụng phòng chung với lớp nhóm mà ảnh hưởng tới đồ dùng, sự bừa bộn đồ chơi mà các thầy cô lớp nhóm đã sắp xếp gọn gàng, hay là phá bung một vài món đồ chơi của khu vực vận động của trung tâm. Hay là những lúc 2 đứa trẻ lao vào nhau tranh nhau được đóng vai, hay khi hành động đóng vai mà với lực quá mạnh làm các thầy cô hú tim. Đôi khi là những tiếng hét mà theo mô tả của các thầy cô khác là “rung nhà”….

Thầy Thuấn trong những buổi họp nhóm thường nói “chúng ta không được quyền lựa chọn học sinh và không được phép lựa hành vi những hành vi có vấn đề, điều chúng ta cần là hướng dẫn, cung cấp thêm cho trẻ những hành vi phù hợp, tăng thêm nhiều hành vi phù hợp sẽ không còn thời gian cho những hành vi có vấn đề”. Việc của chúng ta làm là trồng thêm nhiều những bông hoa trên mảnh đất cằn cỗi, khi hoa nở cũng là lúc chúng ta để hoa ra đời và niềm tin rằng hoa sẻ tỏa hương trên quãng mà hoa đi qua. Trên quan điểm đó team luôn sẵn sàng hỗ trợ và chia sẻ thông qua những buổi giám sát và họp chuyên môn để trau dồi các kiến thức nhiều hơn. Trong khoảng thời gian làm việc, từ những yêu cầu thực tế, kinh nghệm, kiến thức chuyên môn, hơn cả là khao khát của phụ huynh đã thôi thúc chúng tôi đặt bút và xuất bản thành công cuốn sách “Đào tạo kỹ năng xã hội cho trẻ rối loạn phát triển”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có những buổi tập huấn và đào tạo về kỹ năng xã hội để mô hình được nhân rộng và vươn xa đến những tỉnh thành lân cận như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Có thể nói, những hoạt động trên đã đánh dấu sự phát triển không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của nhóm kỹ năng xã hội.

Chúng tôi hy vọng rằng bước sang năm 2021, nhóm kỹ năng xã hội sẽ không ngừng phát triển và đa dạng hơn các hoạt động để học sinh được trải nghiệm thực tế hơn các kỹ năng mà mình được học. Hướng tới các buổi học thực tế tại các địa điểm thực tế ngoài trời để không phụ sự sự tin tưởng từ phụ huynh. Triết lý của chúng tôi là tin tưởng vào khoa học và niềm tin rằng trẻ sẽ tiến bộ đồng thời nhóm luôn kiên định với mục tiêu và lấy Sologan “Kỹ năng xã hội như mái chèo lái chiếc thuyền ra khơi”, chúng tôi tin tưởng rằng biển lớn ngoài kia khi trẻ học được thật nhiều kỹ năng cũng giống như mái chèo vươn ra biển lớn.

Ths Vũ Thuấn – Trưởng nhóm kỹ năng xã hội tại trung tâm

 

Tin liên quan

Tin đã đăng