Rào cản kỹ năng xã hội khiến trẻ gặp khó phát huy tiềm năng, khả năng của mình

Kỹ năng xã hội, kết nối sự phát triển toàn diện ở trẻ em nói chung và trẻ có rối loạn phát triển nói riêng
Với sự thay đổi và phát triển không ngừng của thời đại công nghệ số, trẻ em đang dần khép kín những mối quan hệ xung quanh, thu mình với những thiết bị công nghệ hiện đại. Những vấn đề tâm lý là rào cản với trẻ có thể tiếp cận với những mối quan hệ giao tiếp xung quanh, lúng túng trong các cách giải quyết vấn đề cá nhân, cũng như các tình huống ứng xử hàng ngày, khiến trẻ ngại giao tiếp, thu mình và không phát huy được điểm mạnh trong quá trình phát triển của mình.
Việc trang bị những kỹ năng xã hội là một điều vô cùng bức thiết và quan trọng trong xu thế hiện nay. Nhất là với nhóm trẻ có rối loạn phát triển, việc giáo dục sớm, trang bị sớm, giúp trẻ có thể tự tin, phát triển bản thân, duy trì và tạo dựng các mỗi quan hệ xã hội tốt đẹp.
Phát triển các kỹ năng xã hội ở trẻ sẽ chuẩn bị cho cuộc sống tương lai, giúp các con chuẩn bị cả đời cho những tương tác lành mạnh hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Đến với lớp kỹ năng xã hội Hừng Đông, học sinh được trang bị những kỹ năng nào?
Nhận thấy sự cần thiết đó, năm 2022 giáo viên lớp kỹ năng xã hội HD1A20 tại cơ 1, trung tâm Hừng Đông đã xây dựng một chương trình đào tạo kỹ năng xã hội cho nhóm trẻ tiền tiểu học và tiểu học (độ tuổi từ 5-10 tuổi, cùng tuổi phát triển về kỹ năng và nhận thức). Để có thể xây dựng được một kế hoạch hiệu quả và phù hợp, giáo viên đã lấy ý kiến từ chuyên gia đánh giá, nhóm phụ huynh (những kỹ năng còn hạn chế ở trẻ khi ở nhà, ở trường), kết hợp với việc quan sát thực tế tại lớp học về những kỹ năng còn hạn chế của trẻ để xây xựng những kỹ năng xã hội cần thiết, phù hợp với học sinh trong lớp. Nhằm tạo nên một môi trường học tập quy tắc nhưng vui vẻ, hiệu quả và phát triển toàn diện các kỹ năng cho học sinh.
Giáo viên, phụ huynh và học sinh hướng đến những nhóm kỹ năng xã hội cần thiết ở nhóm tuổi tiền tiểu học và tiểu học như:
· Nhóm kỹ năng sắp xếp và tổ chức bản thân (Trang phục phù hợp, chuẩn bị và sắp xếp đồ dùng học tập…)
· Nhóm kỹ năng kiểm soát hành vi (Quy tắc- hệ quả, hành vi phù hợp trong gia đình, trường học và nơi công cộng; Kỹ năng ngồi đẹp; kỹ năng chờ đợi);
· Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc (Nhận diện cảm xúc, kiểm soát cơn tức giận, kỹ năng điều hòa cảm xúc; kỹ năng chấp nhận câu trả lời “không”)
· Nhóm kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội (Kỹ năng đáp lại khi được gọi tên; Kỹ năng giới thiệu bản thân, Kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng kết bạn, kỹ năng nói lời cảm ơn, kỹ năng nói lời xin lỗi; kỹ năng hợp tác)
· Nhóm kỹ năng rèn sự chú ý (giao tiếp mắt; kỹ năng tập trung chú ý)
· Nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề (Kỹ năng ứng xử phù hợp khi không được sử dụng đồ mình thích; Ứng xử khi người khác gây ra khó chịu cho mình; Tuyệt chiêu giải bài tập về nhà…)
Tổ chức lớp học như thế nào?
· Thời lượng buổi học và những phần nội dung cụ thể:
Lớp học được diễn ra với thời lượng 90 phút với những hoạt động cụ thể:
- Phần khởi động đầu giờ (15 phút):
+ Chào hỏi
+ Hoạt động vui chơi tương tác nhóm
+ Hoạt động ôn tập bài học.
- Phần học chính (60 phút): Nội dung kỹ năng xã hội
- Phần thu hoạch (15 phút):
+ Tổng kết nội dung bài học
+ Tổng kết ngôi sao và khen và nhận thưởng
+ Tạm biệt
· Thiết kế nội dung giảng dạy:
Giáo viên soạn bài với các chủ điểm cụ thể, chi tiết có sự giám sát của cố vấn chuyên môn ThS. Vũ Văn Thuấn. Bài giảng kết hợp với các hình ảnh động, tĩnh, hình ảnh chân thực, gần gũi (hình ảnh hoạt động của học sinh tại lớp (yêu cầu tính bảo mật))
· Trang thiết bị và những kỹ thuật giảng dạy:
Phòng học rộng rãi, thoáng mát, thiết kế phù hợp với các hoạt động học tập.
Lớp học được trang bị màn hình tivi trình chiếu bài dạy, loa, bảng lớn, giấy A0,A4, bút...
Trong quá trình dạy, giáo viên tập trung vào các kỹ thuật sắm vai tương tác trong đa dạng tình huống cụ thể, bên cạnh đó tập trung vào sửa lỗi diễn đạt, phát triển giao tiếp cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên và kinh nghiệm chuyên môn
Đảm nhận lớp HĐ1A20 hiện nay do thầy Hoàng Quốc Lân và cô Phạm Thị Minh Nguyệt với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, hỗ trợ giảng dạy trẻ có rối loạn phát triển.
Giám sát về nội dung và định hướng lớp học do ThS Vũ Văn Thuấn, người có chuyên môn trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục đặc biệt.
Thời gian diễn ra lớp học
Các hoạt động được diễn ra thường xuyên vào 18h00 -19h30 các buổi chiều thứ 3 và thứ 6 tại địa chỉ nhà C9, ngõ 33, phố Đốc Ngữ, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
Thông tin liên hệ: Thầy Thuấn 0918574123
Tác giả HVCH. Hoàng Quốc Lân
Tin liên quan
Tin đã đăng
- Trung tâm Hừng Đông cơ sở Thanh Hoa tiếp nhận sinh viên Khoa Tâm lý học - Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập đợt 1 năm 2025
- Gen Z – Thế hệ công nghệ số và những thách thức cần được quan tâm
- Trung tâm Hừng Đông – Cơ sở Thanh Hoa chuyển địa chỉ: Hướng tới môi trường phát triển toàn diện cho trẻ
- Trêu trọc học đường - Mặt trái của sự vui vẻ?
- Kết nối với các trường mầm non trong khu vực sàng lọc miễn phí cho trẻ có rối loạn phát triển